Soạn bài lớp 11
-
Vào phủ Chúa Trịnh
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
-
Viết bài làm văn số 1
-
Tự tình (Bài II)
-
Câu cá mùa thu
-
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
-
Thao tác lập luận phân tích
-
Thương vợ
-
Khóc Dương Khuê
-
Vịnh khoa thi Hương
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
-
Bài ca ngất ngưởng
-
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
-
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
-
Lẽ ghét thương
-
Chạy giặc
-
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
-
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
-
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
-
Thực hành về thành ngữ, điển cố
-
Chiếu cầu hiền
-
Xin lập khoa luật
-
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
-
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
-
Thao tác lập luận so sánh
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945
-
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Hai đứa trẻ
-
Ngữ cảnh
-
Chữ người tử tù
-
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
-
Hạnh phúc của một tang gia
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
-
Chí Phèo
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
-
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
-
Bản tin
-
Cha con nghĩa nặng
-
Vi hành
-
Tinh thần thể dục
-
Luyện tập viết bản tin
-
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
-
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
-
Tình yêu và thù hận
-
Ôn tập phần Văn học
-
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Lưu biệt khi xuất dương
-
Nghĩa của câu
-
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
-
Hầu trời
-
Nghĩa của câu (tiếp theo)
-
Vội vàng
-
Thao tác lập luận bác bỏ
-
Tràng Giang
-
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
-
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
-
Đây thôn Vĩ Dạ
-
Chiều tối
-
Từ ấy
-
Lai tân
-
Nhớ đồng
-
Tương tư
-
Chiều xuân
-
Tiểu sử tóm tắt
-
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
-
Tôi yêu em
-
Bài thơ số 28
-
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
-
Người trong bao
-
Thao tác lập luận bình luận
-
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
-
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
-
Về luân lí xã hội ở nước ta
-
Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
-
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
Một thời đại trong thi ca
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
-
Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
-
Ôn tập phần văn học (Kì 2)
-
Tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
-
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy
Danh mục: Soạn văn
Đánh giá bài viết Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy – Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng. Từ ấy là ...

Đề bài:
Bài làm
– Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng. Từ ấy là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu.
Khổ một của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.
Từ ấy là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng.
Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng, hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ.
Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng.
Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp.
Nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi.
Bài thơ Từ ấy đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người.
Minh
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Câu 1. a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân ...
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả I. 1. Đọc các văn bản 2. Trả lời câu hỏi. a. Đặc điểm nổi bật của Đoạn 1: Nhân vật Dế ...
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc
Đề bài: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. Tham khảo bài làm của bạn Hoàng Anh Phúc Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện ...
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. 1. Mọi người đang sống hoàn thuận, một hôm Mắt than với cậu Chân, cậu Tay rằng: Bác ...
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng I. Mục đích yêu cầu - Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo. - Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn ...
Những Bài Văn Kể Chuyện Tưởng Tưởng Lớp 6
Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn hay về chủ đề tưởng tưởng trong chương trình văn học lớp 6. Bộ bài văn này sẽ giúp bạn có tài liệu tham khảo, ngoài ra nó ...
Hãy tưởng tượng mười năm sau em về thăm trường cũ
Về thăm trường cũ với biết bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng đối với những đã ra trường v
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt I. Kiến thức cơ bản Qua bài các em cần hiểu được; Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi ...
Soạn bài tóm tắt tiểu sử
Soạn bài tóm tắt tiểu sử Những điều lưu ý. 1. Yêu cầu. - Văn bản tóm tắt tiểu sự cần chính xác, chân thực, ngắn gọn, nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về ...
Soạn bài tương tư
Soạn bài tương tư của Nguyễn Bính I. Vài nét về bài thơ Câu 1. Tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Nhà văn Tô Hoài kể rằng khi mới quen Nguyễn Bính, ông ...