Soạn bài lớp 11
-
Vào phủ Chúa Trịnh
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
-
Viết bài làm văn số 1
-
Tự tình (Bài II)
-
Câu cá mùa thu
-
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
-
Thao tác lập luận phân tích
-
Thương vợ
-
Khóc Dương Khuê
-
Vịnh khoa thi Hương
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
-
Bài ca ngất ngưởng
-
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
-
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
-
Lẽ ghét thương
-
Chạy giặc
-
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
-
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
-
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
-
Thực hành về thành ngữ, điển cố
-
Chiếu cầu hiền
-
Xin lập khoa luật
-
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
-
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
-
Thao tác lập luận so sánh
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945
-
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Hai đứa trẻ
-
Ngữ cảnh
-
Chữ người tử tù
-
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
-
Hạnh phúc của một tang gia
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
-
Chí Phèo
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
-
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
-
Bản tin
-
Cha con nghĩa nặng
-
Vi hành
-
Tinh thần thể dục
-
Luyện tập viết bản tin
-
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
-
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
-
Tình yêu và thù hận
-
Ôn tập phần Văn học
-
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Lưu biệt khi xuất dương
-
Nghĩa của câu
-
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
-
Hầu trời
-
Nghĩa của câu (tiếp theo)
-
Vội vàng
-
Thao tác lập luận bác bỏ
-
Tràng Giang
-
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
-
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
-
Đây thôn Vĩ Dạ
-
Chiều tối
-
Từ ấy
-
Lai tân
-
Nhớ đồng
-
Tương tư
-
Chiều xuân
-
Tiểu sử tóm tắt
-
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
-
Tôi yêu em
-
Bài thơ số 28
-
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
-
Người trong bao
-
Thao tác lập luận bình luận
-
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
-
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
-
Về luân lí xã hội ở nước ta
-
Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
-
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
Một thời đại trong thi ca
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
-
Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
-
Ôn tập phần văn học (Kì 2)
-
Tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
-
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
Danh mục: Soạn văn
Đề bài: Phân tích bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du Bài làm Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18. Nỗi uất ức, đau khổ được cô gửi ...
Đề bài: Phân tích bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
Bài làm
Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18. Nỗi uất ức, đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng nhiều bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. Khi bắt gặp những bài thơ của Tiểu Thanh, ông không thể cầm được lòng mình trước thân phận hẩm hiu, nghiệt ngã của nàng. Cầm tập thơ còn sót lại trên tay, ông ngậm ngùi viết lên bài thơ Độc Tiểu Thanh kí như một lời cảm thương sâu sắc gửi tới người con gái đa tài đã khuất.
Bài thơ chỉ gồm tám câu ngắn gọn nhưng những nỗi niềm chứa đựng trong đó là cả một tấm lòng xót xa sâu đậm. Tiểu Thanh đang độ tuổi xuân vừa đến, chập chững bước vào đời, nàng chưa được hưởng trọn vẹn một ngày hạnh phúc đã phải sống cảnh cô liêu, hiu quạnh bên Tây Hồ:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Dịch thơ:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Tây Hồ đẹp là thế, nhưng lại không gợi nổi niềm vui cho người con gái đang bị giam cầm trái tim mình bởi lòng người ích kỷ, trái ngang. Lẽ ra, người con gái xinh đẹp, tài giỏi như nàng phải được hưởng một tình yêu tự do, nồng thắm và xứng với tâm hồn mơ mộng, đầy khát khao. Nhưng không, lẽ đời không thuận buồm xuôi gió như thế. Tiểu Thanh bị gả làm lẽ cho một gia đình quyền quý. Những tưởng được hưởng vinh hoa phú quý, người hầu kẻ hạ. Nào ngờ, nàng bị đẩy ra sống riêng trong cảnh cô quạnh, đau buồn. Tiểu Thanh lúc này chẳng khác nào một con chim non buộc phải hạ cánh mình nằm gọn trong chiếc lồng chật hẹp. Tây Hồ đâu phải không có hoa, nhưng cảnh đẹp có ý nghĩa gì khi lòng người đang chan chứa bao niềm đau? Và chính nơi ấy đã trở thành gò hoang chôn vùi cả thân xác lẫn tâm hồn người con gái tội nghiệp. Mãi cho tới khi Nguyễn Du đọc được những bài thơ còn lại của Tiểu Thanh, nàng mới nhận được sự đồng cảm của một người thực sự hiểu đời và thương mình. Cầm tập thơ trên tay, Nguyễn Du thổn thức và nghĩ về nàng Tiểu Thanh đã phải trải qua một đời đau khổ. Đời nàng có lẽ cũng đã tàn tạ, thê lương như mảnh giấy tàn còn sót lại mà nhà thơ đang cầm trên tay.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Dịch thơ:
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Mười tám năm trôi qua trong cuộc đời, Tiểu Thanh được vui vẻ bấy nhiêu đâu? Bước vào tuổi thanh xuân, bao nhiêu thứ nàng còn chưa được tận hưởng hết đã bị người đời vội vã vùi dập trong cô đơn. Ở Tây Hồ dù cảnh có đẹp đến mấy nhưng cũng không thể khỏa lấp nỗi trống trải trong trái tim đầy khát khao của nàng. Son phấn có thể khiến Tiểu Thanh xinh hơn nhưng vẫn không đủ để làm nguôi ngoai nỗi uất hận trong lòng nàng. Người ta không cầm dao đâm trực tiếp vào người Tiểu Thanh nhưng lại khiến nàng chết dần chết mòn trong sự cô đơn và buồn tủi. Bao nhiêu nỗi niềm của ngày tháng nơi đây, nàng gửi gắm vào những trang thơ, những dòng chữ. Nhưng lòng người ích kỷ muốn xóa hết mọi dấu vết về nàng. Họ đã đốt những tập thơ, như đốt đi chính tâm hồn của Tiểu Thanh. May mắn còn sót lại một ít. Để đến ngày hôm nay Nguyễn Du có dịp được thấu hiểu hơn về thân phận và nỗi niềm của nàng.
Ông khóc cho người trong thơ, nhưng cũng khóc cho những con người cùng cảnh ngộ:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Dịch thơ:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Phải chăng khi sinh ra kiếp phong trần người ta đã tự mang sẵn trong mình những nỗi niềm đau khổ, bất hạnh? Phải chăng đó là ý trời? Nếu đã là ý trời thì sau này có lẽ chính Nguyễn Du cũng phải chịu số phận như vậy chăng?
Bất an tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Dịch thơ:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Khi niềm đồng cảm và sự xót thương lên đến đỉnh điểm, tác giả đã tự nhìn lại chính mình, tự thương mình biết bao! Ngay lúc này đây ông đang khóc Tiểu Thanh – con người của thế hệ trước, vậy sau này, thế hệ sau liệu có còn ai nhớ đến ông như ông đang nhớ Tiểu Thanh không?
Nguyễn Du khóc thương Tiểu Thanh vì nàng là người con gái bất hạnh, tài hoa nhưng không được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Mà ngược lại đúng lúc tuổi xuân vừa đến lại là lúc nàng bị chôn vùi cả thể xác lẫn tâm hồn trong nấm mồ ích kỷ của lòng người trái ngang. Đồng thời, ông cũng tiếc thương cho những tác phẩm nghệ thuật đâu có tội tình chi nhưng vẫn bị người đời đốt bỏ. Ông nâng niu nghệ thuật bao nhiêu thì lại càng đau khổ vì nghệ thuật bị phá bỏ bấy nhiêu. Những vần thơ chan chứa nỗi niềm của ông như một lời cảm thông sâu sắc dành cho người con gái bất hạnh, khổ đau. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Câu 1. a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân ...
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả I. 1. Đọc các văn bản 2. Trả lời câu hỏi. a. Đặc điểm nổi bật của Đoạn 1: Nhân vật Dế ...
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc
Đề bài: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. Tham khảo bài làm của bạn Hoàng Anh Phúc Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện ...
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. 1. Mọi người đang sống hoàn thuận, một hôm Mắt than với cậu Chân, cậu Tay rằng: Bác ...
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng I. Mục đích yêu cầu - Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo. - Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn ...
Những Bài Văn Kể Chuyện Tưởng Tưởng Lớp 6
Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn hay về chủ đề tưởng tưởng trong chương trình văn học lớp 6. Bộ bài văn này sẽ giúp bạn có tài liệu tham khảo, ngoài ra nó ...
Hãy tưởng tượng mười năm sau em về thăm trường cũ
Về thăm trường cũ với biết bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng đối với những đã ra trường v
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt I. Kiến thức cơ bản Qua bài các em cần hiểu được; Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi ...
Soạn bài tóm tắt tiểu sử
Soạn bài tóm tắt tiểu sử Những điều lưu ý. 1. Yêu cầu. - Văn bản tóm tắt tiểu sự cần chính xác, chân thực, ngắn gọn, nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về ...
Soạn bài tương tư
Soạn bài tương tư của Nguyễn Bính I. Vài nét về bài thơ Câu 1. Tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Nhà văn Tô Hoài kể rằng khi mới quen Nguyễn Bính, ông ...