Soạn bài lớp 11
-
Vào phủ Chúa Trịnh
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
-
Viết bài làm văn số 1
-
Tự tình (Bài II)
-
Câu cá mùa thu
-
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
-
Thao tác lập luận phân tích
-
Thương vợ
-
Khóc Dương Khuê
-
Vịnh khoa thi Hương
-
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
-
Bài ca ngất ngưởng
-
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
-
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
-
Lẽ ghét thương
-
Chạy giặc
-
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
-
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
-
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
-
Thực hành về thành ngữ, điển cố
-
Chiếu cầu hiền
-
Xin lập khoa luật
-
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
-
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
-
Thao tác lập luận so sánh
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng 8 năm 1945
-
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Hai đứa trẻ
-
Ngữ cảnh
-
Chữ người tử tù
-
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
-
Hạnh phúc của một tang gia
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
-
Chí Phèo
-
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
-
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
-
Bản tin
-
Cha con nghĩa nặng
-
Vi hành
-
Tinh thần thể dục
-
Luyện tập viết bản tin
-
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
-
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
-
Tình yêu và thù hận
-
Ôn tập phần Văn học
-
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
-
Lưu biệt khi xuất dương
-
Nghĩa của câu
-
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
-
Hầu trời
-
Nghĩa của câu (tiếp theo)
-
Vội vàng
-
Thao tác lập luận bác bỏ
-
Tràng Giang
-
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
-
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
-
Đây thôn Vĩ Dạ
-
Chiều tối
-
Từ ấy
-
Lai tân
-
Nhớ đồng
-
Tương tư
-
Chiều xuân
-
Tiểu sử tóm tắt
-
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
-
Tôi yêu em
-
Bài thơ số 28
-
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
-
Người trong bao
-
Thao tác lập luận bình luận
-
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
-
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
-
Về luân lí xã hội ở nước ta
-
Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
-
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
Một thời đại trong thi ca
-
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
-
Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
-
Ôn tập phần văn học (Kì 2)
-
Tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
-
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
-
Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, người ta thấy văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau, nhưng hai ông đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn. Anh (chị) có ý kiến gì về nhận định trên.
Danh mục: Soạn văn
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, người ta thấy văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau, nhưng hai ông đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn. Anh (chị) có ý kiến gì về nhận định trên. Hướng dẫn 1. Mở bài – Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng là hai cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Hai ông được coi là những nhà văn có tài và đã thành ...
Hướng dẫn
1. Mở bài
– Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng là hai cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Hai ông được coi là những nhà văn có tài và đã thành công ở khuynh hướng văn học mà mình lựa chọn. Nói chung, cả Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng đều đi sâu vào phản ánh đời sống hiện thực, mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện riêng song đều bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
– Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia) được coi là những tác phẩm xuất sắc nhất của hai nhà văn cả về bút pháp và nội dung tư tưởng.
2. Thân bài
a) Sự khác nhau về bút pháp
– Hai đứa trẻ.
+ Thể loại: truyện ngắn, không có cốt truyện rõ ràng.
+ Khuynh hướng: hiện thực kết hợp với trữ tình.
+ Điểm nhìn: có nhiều điểm nhìn, song chủ yếu đặt vào nhân vật Liên để ghi lại những cảm nhận chủ quan.
+ Sử dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; trong đó, yếu tố tự sự có vẻ mờ nhạt.
+ Sử dụng bút pháp tương phản để làm nổi bật bức tranh hiện thực về đời sống và con người.
+ Đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm, khám phá, phát hiện và ghi lại những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật (nhất là Liên), từ đó thể hiện tư tưởng của nhà văn.
+ Giọng điệu: chậm rãi, nhẹ nhàng – thiên truyện như một bài thơ trữ tình đằm thắm.
– Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ):
+ Thể loại: tiểu thuyết.
+ Khuynh hướng: hiện thực trào phúng.
+ Điểm nhìn: phát huy tối đa sức mạnh lời kể của nhà văn để tạo tính khách quan.
+ Sử dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, trong đó yếu tố tự sự và miêu tả rất nổi bật.
+ Sử dụng bút pháp trào phúng để làm nổi bật bức tranh hiện thực về đời sống và con người. Nhà văn đặc biệt thành công trong việc xây dựng mâu thuẫn, tình huống trào phúng, nhân vật trào phúng, sử dụng những chi tiết, giọng điệu trào phúng,…
+ Xây dựng một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng về tính cách nhưng đều giống nhau ở chỗ: háo danh, hám lợi, hợm hĩnh, giả tạo, rởm đời, "vô nghĩa lí" và bao trùm là thói đạo đức giả. Do đó bức tranh đời sống được miêu tả trong đoạn trích có ý nghĩa khái quát cao.
+ Giọng kể: nhanh, mang tính chất giễu nhại, có khả năng gây nên một tràng cười dài.
b) Giống nhau vềtư tưởng nhân đạo
– Giải thích: nhân đạo: lòng thương người.
– Các biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:
+ Thấu hiểu, thông cảm, xót thương, bênh vực, che chở,… những con người có hoàn cảnh khổ cực cả về vật chất và tinh thần.
+ Lên án, phê phán, tố cáo, đấu tranh với những thế lực đã đẩy con người vào tình trạng khổ cực bằng việc tạo ra những môi trường sống không thuận lợi, giả dối, tàn ác, bất công, vô nghĩa lí,…
– Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng mặc dù khác nhau về phong cách nghệ thuật nhưng đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Biểu hiện cụ thể:
+ Thạch Lam: Qua tâm trạng của hai đứa trẻ, nhất là tâm trạng của Liên, nhà văn thể hiện niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người nhỏ bé, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc thực sự, đến trong ước mơ cũng chẳng biết ước mơ gì hơn một chuyến tàu đêm vụt đi qua cái phố huyện tiêu điều, xơ xác của cuộc đời mình. Ông đã phát hiện và trân trọng những khát khao được đổi đời chính đáng của con người (dù chỉ trong giây lát), nhất là ở những đứa trẻ – những mầm sống nhỏ nhoi đang có nguy cơ bị úa tàn trên mảnh đất cằn cỗi; đồng thời, đánh thức trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nhắn gửi: ít ra thì trong cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, con người cũng phải biết khao khát một điều gì đó. Hãy cố gắng vượt lên,đừng buông xuổi theo số phận, đừng để số phận chôn vùi. Mỗi người có thể là vô danh song đừng sống vô nghĩa.
+ Vũ Trọng Phụng: Bằng việc miêu tả cảnh đám tang cùng những chân dung biếm hoạ của tang gia và những ngưới đi đưa đám, nhà văn đã vạch trần thói giả dối, đạo đức giả của xã hội tư sản thành thị ngày trước. Chính những chân dung ấy đã góp phần vào việc tạo ra một xã hội "chó đểu" mà ở đó mọi giá trị bị đảo lộn, khiến cho nhiều người dân lương thiện bị đẩy vào tình cảnh cùng đường hoặc bị lưu manh, tha hoá. Xã hội ấy là một sân khấu hài kịch lớn mà tiếng cười của độc giả cất lên là để tống tiễn nó, chôn vùi nó, từ đó phấn đấu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Sự khác nhau về bút pháp của các nhà văn nói chung, Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng nói riêng sẽ đưa đến sự đa dạng về phong cách nghệ thuật; nhưng sự giống nhau về tư tưởng – nhất là những tư tưởng lớn – của hai ông sẽ giúp cho văn học hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình: sứ mệnh nhân đạo hoá con người, từ đó góp phần vào việc cải tạo xã hội. Đúng như Thạch Lam đã từng nói: "Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sư thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" (tiểu luận Theo dòng).
Nguồn: Vietvanhoctro.com
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Câu 1. a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân ...
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả
Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả I. 1. Đọc các văn bản 2. Trả lời câu hỏi. a. Đặc điểm nổi bật của Đoạn 1: Nhân vật Dế ...
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc
Đề bài: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. Tham khảo bài làm của bạn Hoàng Anh Phúc Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện ...
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài kể chuyện tưởng tượng I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. 1. Mọi người đang sống hoàn thuận, một hôm Mắt than với cậu Chân, cậu Tay rằng: Bác ...
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng I. Mục đích yêu cầu - Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo. - Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn ...
Những Bài Văn Kể Chuyện Tưởng Tưởng Lớp 6
Học Tốt Ngữ Văn tổng hợp những bài văn hay về chủ đề tưởng tưởng trong chương trình văn học lớp 6. Bộ bài văn này sẽ giúp bạn có tài liệu tham khảo, ngoài ra nó ...
Hãy tưởng tượng mười năm sau em về thăm trường cũ
Về thăm trường cũ với biết bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng đối với những đã ra trường v
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt I. Kiến thức cơ bản Qua bài các em cần hiểu được; Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi ...
Soạn bài tóm tắt tiểu sử
Soạn bài tóm tắt tiểu sử Những điều lưu ý. 1. Yêu cầu. - Văn bản tóm tắt tiểu sự cần chính xác, chân thực, ngắn gọn, nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về ...
Soạn bài tương tư
Soạn bài tương tư của Nguyễn Bính I. Vài nét về bài thơ Câu 1. Tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Nhà văn Tô Hoài kể rằng khi mới quen Nguyễn Bính, ông ...